Khu du lịch thác Prenn nay thành... resort Prenn?
Về kích thước, Hyundai Stargazer có số đo dài, rộng, cao ngang ngửa các đối thủ với chiều dài 4.460 mm, rộng 1.780 mm và cao 1.695 mm cùng chiều dài trục cơ sở 2.780 mm.Epson ra mắt 2 dòng máy in mới tại Việt Nam
Các chuyên gia khuyên không nên điều trị tử cung đôi trừ khi gặp phải các triệu chứng như thường xuyên sẩy thai giai đoạn muộn. Phẫu thuật hợp nhất tử cung có thể làm yếu tử cung còn lại. Nếu bị đau khi quan hệ, vách ngăn giữa 2 âm đạo có thể được phẫu thuật cắt bỏ, theo Cleveland Clinic.
MoMo được Sao Khuê vinh danh nhờ các giải pháp thanh toán không tiền mặt
Theo SCMP, thị trường smartphone Trung Quốc đang sôi động trở lại nhờ chương trình trợ cấp của chính phủ, bắt đầu từ ngày 20.1. Theo đó, người dân khi mua điện thoại thông minh, máy tính bảng và đồng hồ thông minh giá dưới 6.000 nhân dân tệ (21 triệu đồng), sẽ được hỗ trợ 15% giá trị sản phẩm, tối đa 500 nhân dân tệ (1,7 triệu đồng). Mỗi người được hưởng trợ cấp cho một sản phẩm trong mỗi danh mục. Để có thể nằm trong danh mục được trợ cấp của chính phủ, các nhà sản xuất, nhà phân phối đã đồng loạt điều chỉnh, giảm giá nhiều mẫu smartphone, giúp người dân dễ tiếp cận thiết bị cao cấp với giá hợp lý hơn. Dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint cho thấy, doanh số smartphone tại Trung Quốc từ ngày 20 đến 26.1 đã tăng vọt 65% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ một tuần sau khi chính sách trợ giá được triển khai, đã có hơn 9,5 triệu thiết bị được bán ra. Theo Counterpoint, chương trình trợ cấp toàn quốc đã "khơi dậy nguồn sinh khí" của thị trường di động Trung Quốc. Dự kiến chính sách này sẽ giúp doanh số bán hàng trong quý đầu tăng 2 - 3%. Theo các chuyên gia, chương trình của chính phủ nhằm thúc đẩy tiêu dùng trong nước trong bối cảnh nền kinh tế đang bị trì trệ. Cả thương hiệu di động nội địa lẫn quốc tế đều đang bị cuốn vào những cuộc cạnh tranh khốc liệt. Sự bùng nổ của GenAI (trí tuệ nhân tạo tạo sinh) cũng khiến cuộc đua của các thương hiệu trở nên gay gắt hơn. Tuy nhiên, chính sách tặng tiền cho người mua smartphone gần như không áp dụng cho Apple. Các mẫu iPhone 16 mới không nằm trong danh sách được trợ cấp của chính phủ Trung Quốc do sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp. Mẫu iPhone 16e giá rẻ đang được một số nền tảng thương mại điện tử áp dụng mức chiết khấu riêng. Với giá dự kiến từ 4.499 nhân dân tệ (15,7 triệu đồng) và 5.499 nhân dân tệ (19,3 triệu đồng), cho bản 128 GB và 256 GB, mẫu iPhone giá rẻ của Apple có thể đủ điều kiện được chính phủ trợ giá. Chính sách hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc lập tức có hiệu lực, các thương hiệu nội địa được hưởng lợi đầu tiên. Dữ liệu từ Counterpoint cho thấy, Huawei đang dẫn đầu thị trường smartphone bán chạy nhất tháng 1. Tiếp đến là Vivo, Xiaomi đứng thứ ba. Ba nhà sản xuất Trung Quốc chiếm khoảng 54% trong tổng số 29 triệu smartphone được bán ra vào tháng đầu năm 2025. Tổng doanh số trên thị trường tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó phân khúc 2.000 nhân dân tệ (7 triệu đồng) đến 5.000 nhân dân tệ (17 triệu đồng) tăng trưởng nhanh nhất. Theo giới phân tích, chương trình trợ giá lần này là một phần của kế hoạch kích cầu tiêu dùng được Bắc Kinh chuẩn bị từ sớm. Trước đó chính phủ đã triển khai loạt chính sách "thu cũ đổi mới" cho thiết bị gia dụng, xe hơi. Doanh số các mặt hàng hàng đã tăng mạnh từ tháng 9 năm ngoái. Đến đầu năm 2025, quy mô ưu đãi được mở rộng sang nhiều mặt hàng, phạm vi áp dụng toàn quốc thay vì một số tỉnh như trước. Ước tính chính phủ Trung Quốc đã chi khoảng 11,05 tỉ USD cho chương trình kích cầu tiêu dùng này. Tuy nhiên hiệu quả lâu dài của nó vẫn khiến giới phân tích hoài nghi. Nhiều người lo ngại thị trường sẽ mất cân bằng khi chương trình ưu đãi của chính phủ kết thúc. Ngoài ra, các thương hiệu lớn như Huawei, Xiaomi đang mở rộng thị phần nhờ chính sách của nhà nước nhưng các công ty nhỏ hơn khó có thể duy trì cạnh tranh. Nếu không có các biện pháp phù hợp, thị trường có thể rơi vào tình trạng phụ thuộc trợ giá, tạo ra tiền lệ xấu trong tương lai.
Với chương trình ưu đãi, giảm giá từ các nhà phân phối cùng hàng loạt mẫu mã mới xuất hiện trên thị trường… ô tô nhập khẩu đang cho thấy sức hút lớn hơn xe lắp ráp trong nước vốn không còn được hưởng ưu đãi từ chính sách như giai đoạn cuối năm 2024.Theo số liệu bán hàng từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong tháng 1.2025 các thành viên thuộc VAMA đã bán ra thị trường tổng cộng 18.893 xe ô tô các loại, giảm 40% so với tháng cuối năm 2024. Trong đó, lượng tiêu thụ ô tô lắp ráp trong nước cũng như xe nhập khẩu nguyên chiếc đều đạt mức trên 9.000 xe, tuy nhiên sau bước chạy đà doanh số cho năm 2025, lợi thế đang tạm nghiêng về phía ô tô nhập khẩu.Cụ thể, theo VAMA doanh số bán xe lắp ráp trong nước trong tháng 1.2025 chỉ đạt 9.120 xe, giảm 29%; trong khi doanh số bán ô tô nhập khẩu nguyên chiếc giảm tới 48% so với tháng 12.2024 nhưng vẫn đạt mức 9.773 xe bán ra. Qua đó, tiếp tục vượt xe lắp ráp trong nước về doanh số bán hàng. Tính từ năm ngoái đến nay, đây là tháng thứ 2 liên tiếp lượng tiêu thụ ô tô nhập khẩu nhiều hơn xe lắp ráp trong nước. Kết quả này chưa bao gồm số liệu bán hàng của TC Motor và VinFast.Điều này xuất phát từ việc ô tô lắp ráp trong nước đã không còn được hưởng ưu đãi từ chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ (theo Nghị định 109/2024/NĐ-CP hết hiệu lực từ tháng 12.2024). Trong khi đó, nhiều mẫu mã ô tô nhập khẩu lại được nhà phân phối ưu đãi, giảm giá bán hấp dẫn hơn so với xe lắp ráp trong nước. Thậm chí, một số mẫu xe như Honda Accord, Subaru Forester, MG RX5… vẫn đang được nhiều đại lý giảm giá bán lên đến cả trăm triệu đồng.Bên cạnh đó, việc một bộ phận khách hàng mua ô tô tại Việt Nam chuộng xe nhập khẩu cũng góp phần giúp xe nhập nắm ưu thế. Đơn cử như trường hợp của mẫu MPV - Mitsubishi Xpander có cả bản lắp ráp trong nước và nhập khẩu nguyên chiếc, tuy nhiên các phiên bản Xpander nhập khẩu vẫn đạt doanh số cao hơn. Cụ thể, trong tổng số hơn 800 xe Mitsubishi Xpander bán ra tại Việt Nam trong tháng 1.2025 có tới 667 xe thuộc các phiên bản nhập khẩu từ Indonesia.Ngoài ra, sự thay đổi về chương trình ưu đãi từ các thương hiệu ô tô cũng là yếu tố tạo nên sự chênh lệch về doanh số giữa ô tô nhập khẩu và xe lắp ráp trong nước. Đơn cử như trường hợp của Toyota Việt Nam (TMV) trong tháng 1.2025 những mẫu xe lắp ráp trong nước vốn hút khách như Toyota Vios, Veloz Cross… không còn được hãng áp dụng ưu đãi, trong khi đó riêng mẫu xe nhập khẩu - Toyota Yaris Cross vẫn được hãng triển khai chương trình hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ. Kết quả, trong tháng 1.2025 Yaris Cross đã vượt qua Vios, Veloz Cross để trở thành mẫu xe Toyota bán chạy nhất Việt Nam.Hiện tại, nhiều mẫu mã ô tô nhập khẩu vẫn đang được nhà phân phối "mạnh tay" giảm giá bán, thậm chí một số mẫu mã đời 2024 còn được các đại lý "đại hạ giá" để xả hàng tồn kho. Bên cạnh đó, một loạt mẫu mã mới, đặc biệt là các mẫu xe đến từ Trung Quốc đang rục rịch được trình làng. Do đó, nếu không có chính sách ưu đãi hấp dẫn, xe lắp ráp trong nước sẽ gặp áp lực cạnh tranh rất lớn và có thể bị ô tô nhập khẩu bỏ xa về doanh số.Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 1.2025, đã có tổng cộng 7.226 ô tô nguyên chiếc được nhập khẩu vào Việt Nam với giá trị kim ngạch đạt hơn 163 triệu USD. Đáng chú ý, lần đầu tiên số lượng ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc vượt Thái Lan để chiếm vị trí thứ 2 trong số những quốc gia xuất khẩu ô tô nhiều nhất sang Việt Nam tháng 1.2025. Các doanh nghiệp kinh doanh ô tô tại Việt Nam đã nhập khẩu 2.595 xe ô tô các loại từ Trung Quốc, với giá trị đạt 72,7 triệu USD, tăng tới 37,66% về lượng và tăng tới 60,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Đề án du lịch gần 1.000 tỉ đồng ở Đồng Nai có gì để kêu gọi đầu tư?
Thông qua giải đấu nhằm tìm kiếm và phát triển các VĐV tài năng trẻ và nhà vô địch việt dã tiềm năng trong tương lai. Đồng thời đẩy mạnh phong trào tập luyện thể dục, thể thao nói chung, môn chạy marathon trong tỉnh Bình Phước nói riêng.